Đẩy mạnh công tác truyền thông và phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão
Lũ lụt trong mùa mưa, bão gây ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, tạo điều kiện cho bệnh dịch phát triển và lây lan trong cộng đồng. Để chủ động ngăn chặn, phòng tránh lây lan và giảm thiểu bệnh, dịch thường gặp trong mùa mưa, bão Trung tâm Y tế Thành phố đã có công văn 1559/CV-TTYT ngày 23/8/2023 chỉ đạo các Khoa, Phòng và Trạm Y tế các phường, xã đẩy mạnh công tác truyền thông và phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão.
Theo đó, Phòng Dân số - Truyền
thông và Giáo dục sức khỏe phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Truyền thông Thành
phố thực hiện các tin, bài… tuyên truyền
trên hệ thống loa truyền thanh tại địa phương để kịp thời thông tin các khuyến cáo của Bộ Y tế về
phòng, chống bệnh dịch mùa mưa, bão bao gồm: Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế
biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi; Thường
xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và
sau khi đi vệ sinh; Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ
ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn; Diệt loăng quăng/bọ
gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa
nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô... hoặc các hốc nước tự
nhiên để không cho muỗi đẻ trứng; Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày; Khi có dấu hiệu
nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế)
Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và
xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trước, trong và sau mưa lũ,
lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm
kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, nhất là cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường
tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...
Các Khoa, Phòng chuyên môn khác, căn cứ chức năng
nhiệm vụ được giao chủ động thực hiện các nội dung: Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển
khai thực hiện các hoạt động phòng chống, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và công
tác đảm bảo y tế trên địa bàn; Bảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục
vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tại địa phương khi có ảnh hưởng
của mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.
Trạm
Y tế các phường, xã cập nhật các tài liệu truyền thông về phòng, chống bệnh, dịch mùa mưa, bão trên Website của
Cục Y tế Dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung
ương và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương theo đường
link: http://t5g.org.vn/ap-phich-2; https://vncdc.gov.vn/khuyen-cao-phong-benh-dau-mat-do-ndl3467.html; https://vihema.com/huong-dan-xu-ly-nuoc-va-ve- sinh-moi-truong-trong-mua-bao-lut.html.
Tham mưu Ban chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân phường, xã chỉ đạo các
các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn phối hợp thực hiện truyền thông, phổ biến
kiến thức đến các đơn vị, người dân trên địa bàn về các nội dung theo Công văn
số số 353/GDSKTƯ ngày 21/8/2023 của Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe
Trung ương về việc đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống bệnh, dịch mùa
mưa, bão. Đồng thời phối hợp,chỉ đạo nhân viên y tế thôn bản đẩy mạnh truyền thông qua loa
truyền thanh, bản tin ở khu phố, xã, phường, thôn bản và trường học các khuyến
cáo của Bộ Y tế về phòng, chống bệnh dịch mùa mưa, bão. Đặc biệt tăng cường
truyền thông tại địa bàn thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão, lũ. Thực hiện giám
sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra
trước, trong và sau mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất. Thực hiện thông tin
báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT
ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.
Nguyễn Khoa (TH)